Danh mục blog

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Ô nhiễm môi trường khí thải cần được quan tâm

Ô nhiễm môi trường do các hoạt động của các cơ sở, xí nghiệp sản xuất gây ra đang là vấn đề bức xúc và gây nhiều hệ lụy lâu dài và nặng nề tới đời sống của khá nhiều người dân thành phố và các khu vực có các khu công nghiệp.

Điển hình là 400 hộ dân đang sinh sống ở ấp Xóm Bưng, xã Nhuận Đức và ấp 5, xã Phạm Văn Cội (Củ Chi) hầu như gia đình nào cũng đều người bị nhiễm các căn bệnh như viêm da, viêm xoang, viêm phổi và cả ung thư.

Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí

Nguyên nhân chính, theo người dân sống ở đây cho biết là "do đã hơn chục năm nay, ngày nào họ cũng phải hít thở khói độc thải ra từ cơ sở sản xuất của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp và phân bón Hóa Sinh".

Tại ấp 5 có khoảng 215 hộ dân thì từ khi nhà máy bắt đầu hoạt động sản xuất đến nay đã có gần 20 người chết vì bệnh viêm phổi và ung thư. Còn người còn sống đang mang các bệnh về hô hấp thì hầu như nhà nào cũng có. Ruộng vườn, hoa màu không thể trồng được vì hầu như cây không thể sống hoặc nếu sống thì rất èo uột, không thể thu hoạch được gì và có thể cũng đã bị nhiễm độc.

Chính quyền và ban ngành chức năng địa phương đã tiến hành lấy mẫu đi kiểm định và phát hiện chỉ tiêu khí thải NH3 của công ty vượt quy chuẩn từ 1,54 đến 2,05 lần. Theo luật thì các quyết định xử phạt, yêu cầu bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả đã được đưa ra, nhưng hiện trạng vẫn chưa có gì thay đổi.

Theo chính quyền địa phương thì họ đã từng phản đối với đề án bảo vệ môi trường của công ty đưa ra và buộc họ phải di dời, nhưng không hiểu sao Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố lại phê duyệt đề án này trong khi chưa có xác nhận của chính quyền địa phương.

Ô nhiễm môi trường khí thải
Ô nhiễm môi trường khí thải

Các hộ dân sống ở khu vực Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh cũng phải gánh chịu hoàn cảnh tương tự. Nhà máy đi vào hoạt động một thời gian thì bắt đầu bay ra mùi hôi nồng nặc.

Hầu như toàn bộ người dân tại ấp 5 và một số khu dân cư lân cận rạch Bà Tánh (thuộc xã Bình Hưng) đều phải đóng cửa kín mít để ngăn bớt mùi hôi vào nhà.

Trước sự bức xúc của người dân, nhà máy xử lý nước thải đã cố gắng sử dụng chế phẩm sinh học giảm thiểu mùi, tăng thời gian lưu trữ bùn tại nhà lên men sơ cấp, không đảo trộn mà cho phun xịt hóa chất, che bạt chắn gió, tăng cường vận chuyển bùn ra bãi đổ ở xã Đa Phước, huyện Bình Chánh... Thế nhưng, tình trạng hôi thối vẫn chưa được xử lý triệt để.

Người dân bức xúc vì mùi hôi từ nhà máy xử lý nước thải
Người dân bức xúc vì mùi hôi từ nhà máy xử lý nước thải


Sau khi tìm hiểu thực tế mới thấy, nhà máy tuy áp dụng công nghệ của Nhật Bản, nhưng lại... khá lạc hậu. Muốn xử lý triệt để mùi phải thay đổi công nghệ. Chi phí đầu tư để thực hiện nâng cấp cho hệ thống ước tính khoảng 14 tỷ đồng.

Và người dân vẫn phải tiếp tục sống trong cách không khi ô nhiễm, độc hại vì phải chờ các cơ quan chức năng còn đang... loay hoay tìm giải pháp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LÊN ĐẦU TRANG